Bụi mịn PM2.5 xuất hiện ở khắp mọi nơi
và đã trở thành mối nguy lớn trên toàn cầu.
Bụi mịn PM2.5 là gì?
Bụi mịn PM2.5 là một loại chất gây ô nhiễm không khí có dạng hạt với đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Những hạt này đủ nhỏ để có thể bay vào sâu trong phổi và được coi là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Bụi mịn PM2.5 có thể đến từ quá trình đốt cháy trong động cơ của xe cộ, nhà máy điện, quy trình công nghiệp và cháy rừng. Bụi mịn PM2.5 cũng có thể được hình thành từ các phản ứng hóa học giữa các chất gây ô nhiễm khác trong khí quyển, chẳng hạn như lưu huỳnh dioxit và nitro oxit.
Nồng độ bụi mịn PM2.5 đang thay đổi trên toàn thế giới
Nồng độ bụi mịn PM2.5 trong khí quyển liên tục thay đổi và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như kiểu thời tiết, hoạt động công nghiệp và lượng khí thải giao thông.
Trong những năm gần đây, những lo ngại về tác động của bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các khu đô thị đông dân cư. Theo quan sát, nồng độ bụi mịn PM2.5 đo được ở các khu vực khác nhau trên thế giới là rất khác nhau, trong đó một số khu vực có nồng độ chất ô nhiễm cao do các yếu tố như cháy rừng hoặc công nghiệp nặng.
Do đó, nhiều quốc gia đã triển khai các biện pháp nhằm giám sát và giảm nồng độ bụi mịn PM2.5, chẳng hạn như đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về chất lượng không khí và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ sạch hơn1.
Bất chấp những nỗ lực này, bụi mịn PM2.5 vẫn là mối lo ngại lớn về sức khỏe môi trường và cần được tiếp tục giám sát và giảm thiểu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chỉ số chất lượng không khí
Vậy làm thế nào để xác định không khí mà chúng ta thở có bị ô nhiễm hay không? Chúng ta có thể dùng Chỉ số chất lượng không khí (AQI) để đo mức độ ô nhiễm. AQI là công cụ đo lường chất lượng không khí ngoài trời và cung cấp thông tin về những tác động tiềm ẩn của nó đối với sức khỏe con người. Những tác động đó đến từ sự kết hợp của nhiều chất gây ô nhiễm, bao gồm khí ozon, bụi mịn và cacbon monoxit, đều là những chất đã được chứng minh có gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
AQI được đo theo thang từ 0 đến 500, chỉ số AQI càng cao, chất lượng không khí càng kém.
Chỉ số AQI trong khoảng 0 – 50 là chất lượng tốt, trong khoảng 151 – 200 là không tốt cho sức khoẻ của những người có hệ hô hấp nhạy cảm, còn trên 300 là nguy hiểm cho tất cả mọi người.
Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) sử dụng AQI để truyền đạt thông tin về chất lượng không khí cho người dân, đồng thời dựa vào đó để đề ra các quy định về môi trường.
Ngoài ra, nhiều thành phố và khu vực trên thế giới đã thiết lập các chương trình giám sát chất lượng không khí của riêng họ và sử dụng AQI như một công cụ để theo dõi xu hướng chất lượng không khí và xác định các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn2.
Những thành phố ô nhiễm ít nhất và nhiều nhất trên thế giới
Danh sách các thành phố ít3 ô nhiễm nhất4 trên thế giới có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn dữ liệu và phương pháp sử dụng để đo chất lượng không khí. Dưới đây là một vài ví dụ dựa trên các báo cáo gần đây:
Những thành phố ô nhiễm ít nhất:
1. Zürich, Thuỵ Sĩ
2. Perth, Úc
3. Richards Bay, Nam Phi
4. Hobart, Úc
5. Reykjavík, Iceland
Những thành phố ô nhiễm nhiều nhất:
1. Lahore, Pakistan
2. Hoà Điền, Trung Quốc
3. Bhiwadi, Ấn Độ
4. Delhi, Ấn Độ
5. Peshawar, Pakistan.
Chất lượng không khí có thể dao động theo thời gian và thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như kiểu thời tiết và hoạt động công nghiệp, vậy nên thứ hạng trong danh sách này có thể khác trong tương lai.
Ngoài ra, có nhiều thành phố không có chương trình giám sát chất lượng không khí toàn diện nên khó có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm ở đó.
Bụi mịn PM2.5 thay đổi theo mùa
Nồng độ bụi mịn PM2.5 có thể thay đổi theo mùa tuỳ theo nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện thời tiết, các hoạt động của con người và vị trí địa lý.
Tại một số vùng, nồng độ bụi mịn PM2.5 có xu hướng cao hơn trong những tháng mùa đông do các yếu tố như nhu cầu sưởi ấm tăng lên và không khí bị ứ đọng có thể khiến các chất ô nhiễm ở gần mặt đất hơn. Ví dụ, ở miền bắc Trung Quốc, nồng độ bụi mịn PM2.5 có xu hướng cao hơn vào mùa đông5. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết xấu kết hợp với việc người dân đốt nhiều than để sưởi ấm hơn, từ đó khiến không khí ô nhiễm nặng hơn.
Ở các khu vực khác, nồng độ bụi mịn PM2.5 có thể cao hơn trong những tháng mùa hè do các yếu tố như mật độ giao thông và hoạt động6 công nghiệp tăng cao, từ đó tạo ra chất gây ô nhiễm thứ cấp có thể làm các vấn đề về hô hấp trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, ở nhiều khu vực thành thị, nồng độ ozone7 vào mùa hè có thể cao hơn vào mùa đông do các yếu tố như mật độ giao thông và cường độ ánh sáng mặt trời gia tăng.
Bụi mịn PM2.5 ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người?
Bụi mịn PM2.5 có thể tác động xấu đáng kể đến sức khoẻ con người. Khi hít phải, những hạt bụi tí hon này có thể xâm nhập sâu vào phổi và thậm chí là mạch máu, từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ.
Phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 có dẫn đến các vấn đề về hô hấp và tim mạch, bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Bên cạnh đó, việc phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 có thể khiến các tình trạng sức khoẻ hiện có trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như dị ứng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong sớm trong một số trường hợp.
Những tác động đến sức khỏe của bụi mịn PM2.5 có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em, người già và những người đang mắc bệnh về hô hấp hoặc tim mạch.
Chỉ số bụi mịn PM2.5 cho thấy chất lượng không khí kém
Chỉ số bụi mịn PM2.5 trên 55 μg/m3 cho thấy chất lượng không khí kém.9
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) sử dụng thang điểm từ 0 đến 500 để đo lường chất lượng không khí, với chỉ số càng cao thì chất lượng không khí càng kém.
Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 vượt quá mức 55 μg/m3, chỉ số AQI có thể nằm trong khoảng từ 151 đến 200, nghĩa là tình trạng không khí "không tốt cho sức khoẻ" của các nhóm nhạy cảm như trẻ em, người già và những người đang mắc bệnh về hô hấp hoặc tim mạch.
Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 cao hơn mức này, chỉ số AQI có thể nằm trong khoảng từ 201 đến 300 hoặc thậm chí cao hơn, nghĩa là tình trạng không khí “không tốt cho sức khoẻ” hoặc “nguy hiểm” đối với tất cả mọi người.
Các tiêu chuẩn và hướng dẫn về chất lượng không khí có thể khác nhau tùy theo quốc gia và khu vực, đồng thời các tổ chức khác nhau có thể có ngưỡng xác định chất lượng không khí “kém” khác nhau chút.
Chất lượng không khí kém gây ra các vấn đề về sức khoẻ
Chất lượng không khí kém có thể tác động xấu đáng kể đến sức khoẻ con người.
Như đã đề cập trước đó, việc phơi nhiễm với mức độ ô nhiễm không khí cao như bụi mịn PM2.5 có thể gây ra nhiều vấn đề về hô hấp và tim mạch, cũng như khiến tình trạng sức khoẻ vốn có trở nên trầm trọng hơn và trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể dẫn đến tử vong sớm.
Những tác động đến sức khoẻ của ô nhiễm không khí có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em, nếu phơi nhiễm với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể khiến phổi phát triển chậm hơn và có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn sau này. Tương tự, những người đang mắc bệnh về hô hấp hoặc tim mạch có thể gặp các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Phơi nhiễm trong thời gian ngắn: Tác động đến sức khỏe và khả năng gây bệnh
Khi tiếp xúc với không khí chất lượng kém có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao trong thời gian ngắn, bạn có thể gặp nhiều tác động đến sức khoẻ và mắc bệnh, bao gồm:
1. Gặp các triệu chứng về hô hấp.
2. Tình trạng bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trầm trọng hơn.
3. Tim mạch bị ảnh hưởng.
4. Bị suy giảm chức năng phổi.
5. Mệt mỏi và đau đầu.
Phơi nhiễm trong thời gian dài: Tác động đến sức khỏe và khả năng gây bệnh
Nếu tiếp xúc với không khí chất lượng kém có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao, bạn có thể bị:
1. Bệnh về tim mạch.
2. Bệnh về hô hấp.
3. Ung thư.
4. Suy giảm nhận thức.
5. Tử vong sớm.
Làm thế nào để giảm nồng độ bụi mịn PM2.5?
Việc giảm thiểu nồng độ bụi mịn PM2.5 cần sự tham gia của tất cả các bên. Dù là chính phủ, tổ chức hay cá nhân, mỗi bên đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chỉ số bụi mịn PM2.5 tổng thể.
Các chính sách đối phó với ô nhiễm không khí của chính phủ
Các nhà hoạch định chính sách nắm giữ quyền lực có thể ảnh hưởng rất lớn đến thế giới; do đó, họ đã đề ra nhiều chính sách nhằm giảm nồng độ bụi mịn PM2.5 để bảo vệ sức khoẻ của người dân khỏi bụi mịn. Một số chính sách đã được thực hiện bao gồm:
1. Kiểm soát khí thải công nghiệp.
2. Hạn chế khí thải phương tiện giao thông.
3. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
4. Bảo tồn và khôi phục rừng.
5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, chỉ các chính sách thôi thì chưa đủ. Tất cả chúng ta cũng phải góp sức thì mới giải quyết được tình trạng ô nhiễm không khí.
Bạn có thể làm gì tại nhà để cải thiện chất lượng không khí?
Ô nhiễm không khí có thể xuất hiện cả ở bên trong và bên ngoài nhà. Bụi mịn PM2.5 từ bên ngoài cũng có thể dễ dàng xâm nhập vào nhà và làm ô nhiễm không khí mà bạn hít thở trong nhà. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể làm theo những cách sau để giảm khả năng phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 và nâng cao chất lượng không khí:
1. Sử dụng máy lọc không khí.
2. Đóng cửa sổ.
3. Không hút thuốc.
4. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh tự nhiên.
5. Hạn chế đốt nến và hương trong nhà.
6. Giám sát chất lượng không khí.
Nếu làm theo các bước trên, bạn vừa có thể bảo vệ sức khoẻ của bản thân vừa góp phần cải thiện chất lượng không khí tại nơi bạn sinh sống.
Công nghệ nanoe™ X có thể tiêu diệt các chất độc hại có trong bụi mịn PM2.510
nanoe™ X là công nghệ do Panasonic phát triển để ức chế các chất gây hại và làm sạch không khí. Theo Panasonic, nanoe™ X sử dụng phân tử nước trong không khí để tạo ra các hạt hydroxyl (OH) hoạt tính cao có thể ức chế một số chất ô nhiễm và gây dị ứng nhất định, đồng thời phân huỷ các hạt trong không khí như bụi mịn PM2.5. Kết quả thử nghiệm cho thấy nanoe™ X có thể ức chế axit benzoic và hexadecane, hai chất độc hại có trong bụi mịn PM2.5, với hiệu quả hơn 99%.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng độ hiệu quả của công nghệ nanoe™ X có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường, quy mô không gian và cách sử dụng. Công nghệ nanoe™ X có thể không hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các loại chất gây ô nhiễm và không nên coi đây là phương pháp lọc không khí duy nhất.
Nhìn chung, mặc dù có thể là sự bổ sung hữu ích cho hệ thống lọc không khí nhưng công nghệ nanoe™ X nên được sử dụng kết hợp với các phương pháp lọc khác, chẳng hạn như bộ lọc HEPA hoặc bộ lọc than hoạt tính, để đạt hiệu quả tốt nhất. Tìm hiểu thêm tại đây.
1 https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/ambient-(outdoor)-air-quality-and-health
2 https://www.iqair.com/world-most-polluted-cities/world-air-quality-report-2021-en.pdf
3 https://smartairfilters.com/en/blog/25-least-polluted-cities-in-world-2023-rankings/
4 https://www.cnbc.com/2023/03/17/most-polluted-cities-and-countries-in-the-world-according-to-iqair.html
5 https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0167629619311257
6 https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S026974911831296X
7 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9564865
8 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4740163/
9 https://www.indoorairhygiene.org/pm2-5-explained/
10 https://www.panasonic.com/global/hvac/nanoe/all/how-nanoe-works/pm25.html
Các sản phẩm có liên quan
Nhấp vào đây để liên hệ với chúng tôi về các sản phẩm dùng công nghệ nanoe™ X