Chọn Màu
Retail Sales Price: Panasonic Online Price: MUA NGAY SHOP NOW WHERE TO BUY Buy from Panasonic Mua ở đâu Out of Stock at Panasonic Online

Làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm và sự thật về chất lượng không khí trong nhà

Làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm và sự
thật về chất lượng không khí trong nhà

Người đàn ông và người phụ nữ đeo khẩu trang lo lắng về chất lượng không khí

Chúng ta thường gắn ô nhiễm không khí với môi trường ngoài trời mà không nhận ra rằng môi trường trong nhà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các chất gây ô nhiễm. Nhà ở, nơi làm việc và các môi trường trong nhà khác đều có thể chứa các chất gây ô nhiễm có hại cho sức khỏe của chúng ta.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà là sự xâm nhập của không khí ô nhiễm từ bên ngoài vào. Dù chúng ta có làm mọi cách để tạo ra một môi trường kín nhưng các chất ô nhiễm như bụi, phấn hoa và khí thải từ xe cộ vẫn có thể xâm nhập vào trong nhà qua các khe hở trên cửa ra vào và cửa sổ. Những chất gây ô nhiễm siêu nhỏ từ bên ngoài này có thể góp phần gây ra các vấn đề về hô hấp và dị ứng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm gia dụng làm từ hoá chất mà chúng ta sử dụng ở nhà cũng có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà. Những hóa chất này có thể lơ lửng trong không khí và gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, chóng mặt và kích ứng đường hô hấp. Vì vậy, chúng ta nên nắm rõ các nguy cơ tiềm tàng của những sản phẩm hàng ngày này và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn để giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí trong nhà.

Một yếu tố quan trọng khác là sự chuyển giao thời tiết. Những biến động về nhiệt độ và độ ẩm sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc, phấn trắng và vi khuẩn. Độ ẩm cao có thể tạo ra môi trường sinh trưởng cho các vi sinh vật này, trong khi đó độ ẩm thấp có thể khiến đường hô hấp bị khô và kích ứng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà, đồng thời vạch trần những quan niệm sai lầm về ô nhiễm không khí và khám phá các phương pháp giúp giám sát và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Mở cửa sổ

4 quan niệm sai lầm về chất lượng không khí trong nhà

Dưới đây là 4 quan niệm sai lầm về ô nhiễm không khí trong nhà mà nhiều người chưa biết.

Quan niệm sai lầm 1: Ô nhiễm không khí trong nhà CHỈ do ô nhiễm ngoài trời gây ra

Thực tế: Mặc dù ô nhiễm ngoài trời có thể góp phần gây ô nhiễm không khí trong nhà nhưng đây không phải là nguồn gây ô nhiễm duy nhất. Các hóa chất thải ra từ vật liệu xây dựng, đồ nội thất, sản phẩm tẩy rửa hoặc sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà. Ngoài ra, việc nấu ăn, hút thuốc trong nhà hoặc sử dụng một số thiết bị nhất định cũng có thể thải chất ô nhiễm vào không khí trong nhà. Thực tế, không khí trong nhà có thể ô nhiễm hơn không khí ngoài trời do các nguồn ô nhiễm này có thể tích tụ lâu dài. Lông và da chết của thú nuôi cũng có thể góp phần làm giảm chất lượng không khí trong nhà.

Quan niệm sai lầm 2: LUÔN mở cửa sổ và cửa ra vào sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Thực tế: Việc mở cửa sổ và cửa ra vào chỉ giúp cải thiện không khí trong nhà khi không khí ngoài trời sạch và trong lành. Trong một số trường hợp, không khí ngoài trời có thể bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là tại các đô thị có lượng phương tiện giao thông hoặc khí thải công nghiệp cao. Nếu mở cửa sổ ở những khu vực bị ô nhiễm, lượng chất ô nhiễm bay vào trong nhà sẽ nhiều hơn và làm suy giảm chất lượng không khí, đồng thời ảnh hưởng đến hệ hô hấp của những người sống trong nhà. Do đó, bạn phải đánh giá chất lượng không khí ngoài trời và độ nhạy cảm của mọi người trong nhà trước khi áp dụng biện pháp thông gió để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Quan niệm sai lầm 3: Ô nhiễm không khí ngoài trời rất nguy hiểm; vậy nên, chỉ cần ở trong nhà là SẼ không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí

Thực tế: Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng chỉ cần ở trong nhà là có thể được bảo vệ khỏi ô nhiễm không khí. Thực tế thì, chất lượng không khí trong nhà đôi khi có thể kém hơn cả không khí ngoài trời do các chất ô nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào và bị mắc kẹt bên trong. Khi ô nhiễm không khí ngoài trời ở mức cao, các chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập vào trong nhà thông qua các khe hở, cửa sổ mở hoặc hệ thống thông gió, rồi tích tụ dần ở trong nhà, tạo ra một môi trường khó chịu có thể gây hại cho sức khoẻ.

Quan niệm sai lầm 4: Cần một khoản đầu tư LỚN để cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Thực tế: Nhờ những tiến bộ khoa học và nỗ lực của các công ty điện tử tiêu dùng, hiện nay có rất nhiều hệ thống không khí sạch đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Những hệ thống này đã được sản xuất hàng loạt và có thể đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Dù là máy lọc không khí, hệ thống thông gió hay các giải pháp không khí sạch khác, người tiêu dùng sẽ luôn có sẵn các lựa chọn phù hợp với túi tiền và nhu cầu của họ.

Người phụ nữ đeo khẩu trang đang ho

Rủi ro về sức khoẻ liên quan đến không khí chất lượng kém mà bạn nên biết

Chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian hơn trong các không gian kín, từ ô tô, máy bay cho đến văn phòng và các tòa nhà cao tầng, vì vậy chất lượng không khí trong nhà hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Chất lượng không khí trong nhà có thể kém đi tùy thuộc vào các yếu tố môi trường bên ngoài hiện tại như sương mù, tình trạng của công trình đó, kiểu thời tiết và các hoạt động của con người. Nếu một người sống trong môi trường kém trong một thời gian dài, người đó có thể gặp tình trạng gọi là Hội chứng bệnh trong nhà (SBS).

Các triệu chứng của SBS1 bao gồm nhức đầu, kích ứng mắt, mũi hoặc họng, ho khan, da bị khô hoặc ngứa, chóng mặt và buồn nôn, khó tập trung, mệt mỏi và nhạy cảm với mùi.

Các chất gây ô nhiễm phổ biến và tác động² của chúng đến sức khoẻ

  • Bụi mịn PM2.5

Nguồn: Môi trường ngoài trời/trong nhà, nấu ăn, các hoạt động đốt lửa (đốt nến, sử dụng lò sưởi, máy sưởi, bếp lò, lò sưởi và ống khói, hút thuốc lá), các hoạt động dọn dẹp.

Tác động tới sức khỏe:
- Người mắc bệnh tim hoặc phổi nếu hít phải có nguy cơ bị tử vong
- Gây đau nhói tim và rối loạn nhịp tim
- Khiến tình trạng hen suyễn trầm trọng hơn và giảm chức năng phổi
- Gia tăng các triệu chứng hô hấp

  • Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Nguồn: Môi trường ngoài trời/trong nhà, nấu ăn, các hoạt động đốt lửa (đốt nến, sử dụng lò sưởi, máy sưởi, bếp lò, lò sưởi và ống khói, hút thuốc lá), các hoạt động dọn dẹp.

Tác động tới sức khỏe:
- Kích ứng mắt, mũi và họng
- Nhức đầu, mất khả năng định hướng và buồn nôn
- Tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương
- Một số cơ quan cơ có thể bị ung thư

  • Sol khí

Nguồn: Khói thuốc lá, vật liệu xây dựng, sản phẩm tiêu dùng, đốt hương, dọn dẹp, nấu nướng.

Tác động tới sức khỏe:
- Mắc các bệnh về tim mạch
- Mắc các bệnh về hô hấp
- Dị ứng
- Ung thư phổi
- Gây kích ứng và khó chịu

  • Thuốc trừ sâu

Nguồn: Môi trường ngoài trời, thuốc diệt mối, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc diệt nấm, thuốc khử trùng và thuốc diệt cỏ. Các loại vật liệu xây dựng như thảm, vải và đồ nội thất có lót đệm.

Tác động tới sức khỏe:
- Kích ứng mắt, mũi và họng
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương và thận
- Tăng nguy cơ bị ung thư

  • Vi sinh vật

Nguồn: Vi khuẩn, vi-rút và nấm được mang theo bởi con người, động vật, đất và thực vật.

Tác động tới sức khỏe:
- Sốt
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa
- Mắc các bệnh truyền nhiễm
- Mắc các bệnh hô hấp mãn tính

Bộ điều khiển IAQ trên tường

Giám sát chất lượng không khí trong nhà

Máy theo dõi chất lượng không khí là thiết bị được trang bị một hoặc nhiều cảm biến để xác định, giám sát và hiển thị nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí cụ thể như bụi mịn PM2.5, khí CO2, TVOC và các dữ liệu khác như nhiệt độ và độ ẩm hiện tại của môi trường.3

Thiết bị đo bụi mịn dùng để đo nồng độ các hạt trong không khí như bụi mịn PM2.5 và PM10, còn máy dò khí dùng để phát hiện và đo các loại khí cụ thể như khí Cacbon Dioxit (CO2), khí Cacbon Monoxit (CO) và hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại (TVOC). Tùy vào cách sử dụng, một số máy dò khí có hệ thống cảnh báo sẽ báo động nếu nồng độ khí độc hại đạt mức nguy hiểm.

Người tiêu dùng ngày nay may mắn vì có nhiều thương hiệu cung cấp các thiết bị giám sát chất lượng không khí kết hợp nhiều loại cảm biến ở trên để sử dụng tại nhà. Cảm biến chất lượng không khí cũng thường được tích hợp sẵn trong các sản phẩm lọc không khí, mặc dù hầu hết đều không có báo động.

Với khả năng giám sát và hiển thị trực quan chất lượng không khí trong nhà, mỗi người có thể chủ động tạo môi trường sống khoẻ mạnh, thoải mái hơn bằng nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

7 giải pháp làm sạch không khí trong nhà

1. Sử dụng hệ thống lọc không khí

Hệ thống lọc không khí là thiết bị giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm và chất gây dị ứng khỏi không khí, chẳng hạn như bụi, khói và lông vật nuôi. Hệ thống này hoạt động bằng cách hút không khí vào thiết bị, sau đó dẫn không khí qua bộ lọc để giữ lại các chất gây ô nhiễm rồi đưa không khí sạch trở lại phòng.
Sử dụng máy lọc không khí có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.

2. Trồng cây trong nhà

Thực vật là máy lọc không khí tự nhiên có thể giúp loại bỏ các chất ô nhiễm và làm sạch không khí. Một số loại cây đặc biệt hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố như formaldehyde, benzen và trichloroethylene. Việc trồng cây trong nhà có thể giúp tạo ra một môi trường sống khoẻ mạnh và dễ chịu hơn.

3. Đảm bảo không khí trong nhà lưu thông tốt

Hệ thống thông gió tốt sẽ giúp không khí trong lành lưu thông khắp phòng. Đối với các phòng có thể có chất gây ô nhiễm như nhà bếp và phòng tắm thì việc lắp đặt hệ thống thông gió càng quan trọng hơn. Tại các khu vực thành thị, mức độ ô nhiễm ngày càng tăng đã khiến không khí ngoài trời không tốt sức khỏe, do đó, hệ thống thông gió rất được khuyến khích sử dụng.

4. Sử dụng các chất làm thơm tự nhiên

Tinh dầu, thảo mộc và muối nở là các chất làm thơm tự nhiên có thể dùng để làm sạch không khí mà không cần sử dụng các loại hương liệu tổng hợp chứa hóa chất độc hại. Tinh dầu có thể được thêm vào máy khuếch tán, trong khi thảo mộc và muối nở có thể dùng để tạo ra các chất làm thơm không khí DIY. Những lựa chọn thay thế tự nhiên này vừa tạo mùi hương dễ chịu vừa giúp cải thiện chất lượng không khí.

5. Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm

Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm là việc giảm thiểu các nguồn ô nhiễm hoặc khí thải riêng lẻ. Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà theo nhiều cách, chẳng hạn như bịt kín hoặc bao bọc các vật liệu có chứa amiăng để ngăn không cho các sợi amiăng bay vào không khí hoặc điều chỉnh bếp ga để giảm lượng khí thải tạo ra. Các phương pháp khác bao gồm sử dụng sản phẩm phát thải thấp, chẳng hạn như sơn hoặc chất tẩy rửa.

6. Kiểm soát độ ẩm

Máy hút ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà nhờ khả năng giảm hơi ẩm trong không khí, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn một cách hiệu quả. Độ ẩm quá thấp sẽ làm da và môi bị khô đồng thời gây kích ứng mũi, còn độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Để tăng độ ẩm, bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm hoặc điều hoá có chế độ khô.

7. Sử dụng Giải pháp Nhà thông minh

Cá nhân hoặc gia đình có thể lựa chọn Giải pháp Nhà thông minh tích hợp chức năng lọc không khí, giám sát chất lượng không khí và thông gió. Thiết bị sẽ liên tục theo dõi chất lượng không khí để điều chỉnh hoạt động sao cho các chỉ số, ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi mịn PM2.5 hoặc nồng độ hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại (TVOC), đều ở mức tối ưu. Các giải pháp hiện đại hơn còn có bộ kích hoạt tích hợp sẵn để cảnh báo khi phát hiện có khí ga nguy hiểm. Nhiều công ty HVAC đã bắt đầu cung cấp cả giải pháp thương mại và thậm chí cả giải pháp dân dụng.

Không khí chúng ta hít thở trong nhà ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Không khí trong lành, không có chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và độc tố sẽ giúp hệ hô hấp của chúng ta sẽ phát triển mạnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Mỗi lần hít thở là một lần chúng ta đưa oxy sạch hơn vào cơ thể để tiếp thêm năng lượng và giúp tinh thần minh mẫn hơn. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi khám phá những bí mật của không khí trong lành để có một cuộc sống khoẻ mạnh và sôi động hơn.

Mẹ và con gái cùng nhau đọc sách trong phòng khách sử dụng cả điều hoà không khí và máy lọc khí của Panasonic

Panasonic nanoe™ X thanh lọc không khí và các bề mặt vì một môi trường sống khoẻ mạnh hơn

Chúng ta có thể cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong nhà bằng cách kết hợp hệ thống lọc khí và hệ thống thông gió. Hệ thống thông gió đẩy không khí ô nhiễm ra ngoài và đưa không khí trong lành ở ngoài trời vào trong nhà. Trong khi đó, hệ thống lọc khí giúp lọc thêm các chất gây ô nhiễm đang ẩn nấp trong không khí và trên các bề mặt trong nhà.

Công nghệ nanoe™ X (được tích hợp trong các loại điều hòa Panasonic) tạo ra một lượng lớn gốc hydroxyl để làm biến tính và ức chế các chất ô nhiễm trong không khí và bám dính như vi khuẩn và vi-rút, nấm mốc, chất gây dị ứng, mùi hôi và các chất độc hại như bụi mịn PM2.5.

Các gốc hydroxyl vốn chỉ có thể tồn tại trong vài giây, nhưng công nghệ nanoe™ X tạo ra các gốc hydroxyl bọc trong nước, giúp tăng đáng kể thời gian tồn tại và độ hiệu quả. Với kích thước nhỏ, các hạt nanoe™ X cũng có thể thấm sâu vào vải như rèm cửa và thảm để ức chế các chất gây ô nhiễm ở đó.

Bên cạnh đó, Panasonic còn giới thiệu một giải pháp cải thiện Chất lượng không khí trong nhà kết hợp điều hòa không khí, lọc không khí và thông gió để bạn có thể tận hưởng không khí sạch mọi lúc trong tầm tay thông qua Ứng dụng Panasonic Comfort Cloud trên điện thoại di động. Hệ thống quản lý không khí hoàn chỉnh giúp bạn và người thân yêu của mình hít thở không khí trong lành, hít thở tốt và sống khoẻ mạnh. Trải nghiệm ngôi nhà trong lành ngay hôm nay!

Để tìm hiểu thêm về Panasonic nanoe™ X, hãy nhấn vào đây.

Các sản phẩm có liên quan

Máy điều hòa không khí gắn tường

Âm trần 4 hướng thổi

Điều hòa âm trần cassette cỡ nhỏ

Trần
 

Máy điều hòa không khí ống gió thích ứng

Tủ Đứng

Máy lọc không khí

air-e

Dạng cốc

Nhấp vào đây để liên hệ với chúng tôi về các sản phẩm dùng công nghệ nanoe™ X