VÌ SAO QUẦN ÁO GIẶT XONG LẠI CÓ MÙI HÔI?
Máy giặt là thiết bị gia dụng quen thuộc, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc giặt giũ hàng ngày. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy giặt dễ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc và cặn bẩn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giặt giũ cũng như gây ra mùi hôi khó chịu trên quần áo. Việc làm sạch máy giặt định kỳ không chỉ giúp duy trì hiệu suất hoạt động của máy mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn, đảm bảo quần áo luôn sạch sẽ và thơm tho. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến quần áo giặt xong có mùi hôi và hướng dẫn cách vệ sinh máy giặt tại nhà một cách hiệu quả trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân quần áo giặt xong lại có mùi hôi?
Có nhiều nguyên nhân khiến quần áo sau khi giặt xong có mùi hôi khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Không vệ sinh máy giặt thường xuyên: Máy giặt là môi trường ẩm ướt, dễ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn, nấm mốc nếu không được vệ sinh định kỳ, đặc biệt là trong môi trường khí hậu ẩm như Việt Nam. Việc này có thể làm máy giặt có mùi hôi và quần áo bị ám mùi sau khi giặt.
- Sử dụng lượng nước giặt / bột giặt quá nhiều hoặc không đủ: Quá nhiều bột giặt có thể dẫn đến cặn xà phòng bám lại trên quần áo và trong lồng giặt, gây ra mùi hôi. Ngược lại, sử dụng quá ít bột giặt sẽ không làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn, cũng dẫn đến mùi khó chịu.
- Để quần áo ẩm trong máy giặt quá lâu: Khi quần áo sau khi giặt không được phơi ngay, việc để chúng trong môi trường kín và ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi.
- Khối lượng giặt quá tải: Khi máy giặt chứa quá nhiều quần áo, nước và bột giặt không thể lưu thông đều, dẫn đến việc giặt không sạch và để lại mùi hôi.
Vì sao cần thường xuyên vệ sinh lồng máy giặt?
Lồng máy giặt là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với quần áo trong quá trình giặt, vì vậy việc vệ sinh máy giặt tại nhà định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo quần áo luôn sạch sẽ và không có mùi hôi. Dưới đây là một số lý do bạn nên vệ sinh lồng máy giặt thường xuyên:
- Ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc: Lồng giặt là nơi có nhiều vi khuẩn và nấm mốc phát triển, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt. Vệ sinh lồng giặt giúp loại bỏ các tác nhân gây hại này, ngăn chúng tiếp xúc với quần áo.
- Tăng hiệu quả giặt giũ: Khi lồng giặt sạch sẽ, quá trình giặt sẽ diễn ra hiệu quả hơn, quần áo được giặt sạch và không còn cặn bột giặt hay các chất bẩn bám lại.
- Kéo dài tuổi thọ của máy giặt: Một chiếc máy giặt được bảo dưỡng tốt sẽ hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài tuổi thọ, giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế.
Các bước vệ sinh máy giặt tại nhà
5 bước vệ sinh máy giặt tại nhà sau đây không quá phức tạp và đều có thể áp dụng để vệ sinh máy giặt cửa trên và cả máy giặt cửa trước, bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:
- Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh: Bạn cần chuẩn bị giấm trắng, bột baking soda, một chiếc bàn chải mềm và khăn sạch.
- Bước 2 - Làm sạch bên trong lồng máy giặt: Đổ khoảng 2 cốc giấm trắng vào lồng giặt, sau đó chọn chế độ giặt với nước nóng nhất để làm sạch lồng giặt từ bên trong. Sử dụng giấm là cách vệ sinh lồng giặt có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi.
- Bước 3 - Vệ sinh khay chứa bột giặt và khay chứa nước xả: Tháo rời các khay chứa này ra và ngâm chúng vào nước ấm pha chút giấm để loại bỏ cặn bám. Sau đó, dùng bàn chải mềm để chà sạch các vết bẩn.
- Bước 4 - Làm sạch phần gioăng cao su: Phần gioăng cao su ở cửa máy giặt thường là nơi tích tụ nhiều cặn bẩn và nấm mốc. Sử dụng khăn sạch thấm giấm hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lau sạch khu vực này.
- Bước 5 - Lau khô và thông hơi máy giặt: Sau khi vệ sinh, bạn cần lau khô toàn bộ các bộ phận và mở cửa máy giặt để thông hơi, giúp máy giặt khô thoáng và ngăn ngừa nấm mốc.
Vệ sinh máy giặt cửa trên/cửa trước định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe và giữ quần áo luôn thơm tho.
Các lưu ý khi vệ sinh máy giặt tại nhà
Để đảm bảo máy giặt luôn hoạt động hiệu quả và quần áo sau khi giặt không bị ám mùi hôi, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau khi vệ sinh máy giặt tại nhà:
- Sử dụng đúng loại dung dịch vệ sinh: Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh có thể gây hư hại cho các bộ phận của máy giặt. Nên dùng giấm trắng, baking soda hoặc các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng được khuyến cáo.
- Không để quần áo ẩm trong máy quá lâu: Sau khi giặt, hãy lấy quần áo ra phơi ngay để tránh tình trạng mùi hôi và nấm mốc phát triển.
- Vệ sinh máy giặt định kỳ: Thực hiện vệ sinh máy giặt ít nhất mỗi tháng một lần để đảm bảo máy luôn hoạt động hiệu quả và quần áo giặt xong không bị ám mùi. Vì thế, nên lựa chọn máy giặt có công nghệ tự động làm sạch để trải nghiệm giặt giũ dễ dàng hơn
Tại sao nên lựa chọn máy giặt có công nghệ tự động làm sạch lồng giặt?
Một trong những bước tiến mới trong công nghệ máy giặt hiện nay là tính năng tự động làm sạch lồng giặt và gioăng cửa máy giặt. Các máy giặt như Panasonic NA-V10FA1LVT và NA-V90FA1LVT được trang bị bộ đôi công nghệ Auto Tub Clean giúp làm sạch lồng giặt sau mỗi lần giặt sử dụng nước nóng 40oC và công nghệ Auto Gasket Clean tự động vệ sinh vòng đệm sau mỗi lần giặt giúp loại bỏ xơ vải và cặn xà phòng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng mà còn đảm bảo rằng lồng giặt luôn sạch sẽ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, từ đó hạn chế tối đa tình trạng quần áo giặt xong bị ám mùi hôi.
Máy giặt NA-V10FA1LVT và NA-V90FA1LVT với bộ đôi công nghệ Auto Tub Clean và Auto Gasket Clean giúp hạn chế tình trạng máy giặt có mùi hôi.
Quần áo có mùi hôi sau khi giặt là một vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và biết cách vệ sinh máy giặt đúng cách. Việc vệ sinh định kỳ không chỉ giúp bảo vệ quần áo mà còn kéo dài tuổi thọ cho máy giặt. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tiện lợi hơn, máy giặt với công nghệ tự động làm sạch máy giặt sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc.